Finviet đồng hành cùng các nhãn hàng số hóa ngành bán lẻ Việt Nam

Khoảng 10 năm trước, sự xâm nhập của các đại gia bán lẻ nước ngoài vào thị trường Việt Nam qua các thương vụ M&A đình đám khiến nhiều người lo ngại hàng Việt sẽ nhanh chóng bị lép vế ngay trên chính sân nhà. Bởi lẽ kênh phân phối nội địa đi tới đâu, hàng Việt "ăn sâu bám rễ" tới đó.

Tuy nhiên sau 10 năm, lo ngại này không trở thành hiện thực. Bởi trên thực tế, 80% thị phần bán lẻ trong nước vẫn thuộc về các kênh bán lẻ truyền thống, đặc biệt là 1,5 triệu tiệm tạp hoá trên khắp cả nước.

Bài toán kinh doanh từ mong muốn hàng Việt "ăn sâu bám rễ"

Trong khoảng 4-5 năm trở lại đây, nhiều doanh nghiệp lớn đã đầu tư rất mạnh vào công cuộc chuyển đổi số cho ngành bán lẻ Việt Nam. Tuy nhiên việc này chưa có tác động đến các hộ kinh doanh cá thể, chủ tạp hóa – đặc biệt bao gồm những đối tượng tương đối lớn tuổi, ít gần gũi và quen thuộc với trào lưu chuyển đổi số. Nguyên nhân là do nhà sản xuất, nhãn hàng gặp khó khăn về nguồn lực để thực hiện chuyển đổi số ngành bán lẻ, cũng như việc triển khai riêng lẻ làm cho hiệu quả còn hạn chế. Thấy được khó khăn đó , Công ty CP công nghệ Finviet đã xây dựng nền tảng công nghệ ECO (ECO Platform) giúp kết nối chuỗi cung ứng từ nhãn hàng đến điểm bán lẻ và cả tới người tiêu dùng cuối (với mô hình M2C). Nền tảng công nghệ ECO ra đời nhằm mục tiêu cung cấp các giải pháp toàn diện, khiến công nghệ trở nên gần gũi và thiết thực đối với cả những nhóm đối tượng luôn được đánh giá là xa lạ nhất với chuyển đổi số.

Ông Huỳnh Trọng Thận, Giám đốc điều hành Finviet cho biết, trên thị trường bán lẻ Việt Nam với tổng giá trị 220 tỷ USD, hiện có khoảng 80% nhãn hàng đang phân phối hàng hóa thông qua các kênh gián tiếp, tức không thể tương tác trực tiếp hay truy cập dữ liệu bán hàng trực tuyến đến các điểm bán lẻ và người tiêu dùng cuối. Khoảng 1,5 triệu điểm bán lẻ truyền thống nói trên không tiếp cận được giá cả nhất quán, chương trình ưu đãi trực tiếp từ các nhãn hàng.

Câu hỏi đặt ra là làm sao có thể kết nối trực tiếp được với tiệm tạp hóa, cũng là kênh bán lẻ với độ phủ nhanh và rộng nhất, luôn là vấn đề khiến các nhãn hàng đau đầu. Với nền tảng công nghệ ECO, bài toán vừa nêu được giải quyết triệt để. Các khâu trung gian gây ra chi phí tốn kém không cần thiết đều được loại bỏ khi các nhãn hàng, nhà phân phối và chủ tiệm tạp hoá sử dụng nền tảng công nghệ ECO.

Khi kết nối qua nền tảng công nghệ ECO, nhà sản xuất và nhãn hàng có những dữ liệu quan trọng cần thiết về khách hàng và phản ứng của thị trường theo thời gian thực. Dữ liệu thực tế và đáng tin cậy từ thị trường được cập nhật liên tục thông qua mạng lưới kết nối hàng trăm nghìn điểm bán lẻ, hàng ngàn nhà phân phối trên khắp cả nước. Dựa vào các dữ liệu này, nhà sản xuất, nhãn hàng có thể nhanh chóng đưa ra các điều chỉnh phù hợp nhất với thị hiếu các nhóm khách hàng mục tiêu. Đây vốn là "nhiệm vụ bất khả thi" với các mô hình phân phối hàng hóa truyền thống.

Trên thực tế đã có nhiều nhãn hàng lớn đã và đang bắt kịp xu thế số hóa ngành bán lẻ và ứng dụng nền tảng ECO cho kênh phân phối truyền thống như Thọ Phát (KIDO), Hương Thủy, Nutricare…Finviet có đầy đủ hệ sinh thái các ứng dụng hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số một cách nhanh chóng như ECO Điểm bán, ECO DMS, ECO Delivery, ECO PG, ECO Người Tiêu Dùng….

Dự kiến trong tương lai gần sẽ có nhiều công ty, tập đoàn lớn khác trong ngành sản xuất hàng tiêu dùng sẽ sử dụng nền tảng công nghệ ECO để số hoá chuỗi cung ứng của mình, đặc biệt là cho kênh bán lẻ truyền thống.

Giải pháp Fintech hoàn thiện nền tảng công nghệ ECO

Với bối cảnh thị trường được nêu ở trên, rõ ràng cần có những nền tảng hệ sinh thái công nghệ đa dạng, có chiều sâu về chuyên ngành và đáng tin cậy giúp thúc đẩy nhanh hơn tiến trình số hóa ngành bán lẻ, đặc biệt là kênh bán lẻ truyền thống, kèm theo việc áp dụng các dịch vụ Fintech bổ trợ và thúc đẩy trong hệ sinh thái này.

Finviet hiện là một trong số các công ty Fintech Việt Nam được Ngân hàng nhà nước cấp giấy phép Trung gian thanh toán (Ví điện tử, Cổng thanh toán, Thu hộ chi hộ). Và là công ty công nghệ có hệ sinh thái hoàn chỉnh, bao gồm cả nền tảng chuỗi cung ứng và Fintech. Giải pháp Fintech góp phần hoàn thiện bộ công cụ chuyển đổi số cho ngành bán lẻ, có thể kể đến là ECO Pay với: Ví điện tử, cổng thanh toán, QR Code, POS, …. Bên cạnh đó, Finviet còn cung cấp các gói giải pháp tài chính cho điểm bán lẻ như ứng vốn kinh doanh giúp giải quyết bài toán về vốn lưu động cho các tiệm tạp hoá, đại lý.

Finviet đồng hành cùng các nhãn hàng số hóa ngành bán lẻ Việt Nam - Ảnh 1.

Ông Huỳnh Trọng Thận, Giám đốc điều hành Finviet khẳng định, thị trường bán lẻ đang rất cần hệ sinh thái công nghệ hoàn chỉnh để giúp thúc đẩy chuyển đổi số chuyên sâu cho ngành. Finviet với nền tảng công nghệ sẵn có, đã và đang rất sẵn sàng đồng hành cùng các nhà sản xuất, các nhãn hàng, các đối tác chiến lược để thực hiện sứ mệnh số hoá cho ngành.

Với mô hình kinh doanh độc đáo M2C (Từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng) & B2B2C Fintech, trọng tâm là các điểm bán lẻ/Merchant trải dài trên khắp cả nước. Từ đó, Finviet xây dựng và cung cấp nền tảng hệ sinh thái công nghệ đa dạng và có chiều sâu, tạo ra lợi ích rõ ràng cho tất cả các bên tham gia: từ nhà sản xuất, nhãn hàng, đối tác cung cấp dịch vụ, ngân hàng, các hệ thống chuỗi, điểm bán lẻ, người dùng cuối. Kết nối, tăng tính kết dính và tạo ra giá trị lợi ích thiết thực cho tất cả các bên tham gia cùng trên nền tảng công nghệ, đó chính là tiêu chí của Finviet.

Tin mới